Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Ẩm thực trong ca dao, tục ngữ

Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên được hình thành trong cuộc sống hằng ngày của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Với người dân Việt Nam, ẩm thực là nét văn hóa về vật chất và  văn hóa về tinh thần. Ẩm thực Việt được thể hiện qua ca dao, tục ngữ rất nhiều, qua đó có thể hiểu được nét văn hóa con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục thông qua cách ăn uống của mỗi người.


Ẩm thực thể hiện văn hóa tinh thần người Việt

Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là cách giao tiếp ứng xử giữa người với người trong sinh hoạt hay trong bữa ăn đều phải có những phép tắc, lề lối riêng, từ bản thân, đến trong gia đình, rồi các mối quan hệ ngoài xã hội.
Trong kho tàng văn hóa ẩm thực, Việt Nam là quê hương của nhiều món ăn ngon, từ những món ăn dân giã trong ngày thường đến những món ăn cầu kỳ để phục vụ lễ hội và cung đình đều mang những vẻ riêng. Mỗi vùng miền trên đất nước lại có những món ăn khác nhau và mang ý nghĩa riêng biệt tạo nên bản sắc của từng dân tộc. Nó phản ảnh truyền thống và đặc trưng của mỗi cư dân sinh sống ở từng khu vực.
Vì vậy tìm hiểu về ẩm thực của một số dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam không chỉ để biết về đặc điểm các món ăn mà thông qua đó để hiểu về tín ngưỡng, văn hóa và những nét đặc sắc tiêu biểu của mỗi lớp cư dân.

Ẩm thực trong ca dao, tục ngữ:

Ẩm thực và ca dao tục ngữ gắn liền với nhau tưởng chừng như đã là lẽ thường tình. Tựa như chúng được thắt chặt bởi  sợi chỉ đỏ của tình cảm, tâm hồn dân tộc. Ca dao Việt Nam đã chứa đựng rất nhiều thú vị trong qua các thực đơn mỗi miền. 
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng, dầm sương.
Nhớ ai tát nước bên đường đêm nao!
Thể hiện tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng.
Yêu anh nấu cháo lá đa
Nấu chè ngải cứu, pha trà râu ngô

Yêu chồng nấu cháo le le
Nấu canh thiên lý, nấu chè khoai môn.

Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp, gật gù khen ngon

Hay ẩm thực nơi cố đô huế.

Ốc gạo Thanh Hà
Thơm rượu Hà Trung.
Mắm ruốc cửa Tùng.
Mắm nêm chợ Sãi.
Thơ văn mô tả các món gỏi :
Chi ngon bằng gỏi cá nhồng.
Chi vui bằng được tin chồng vinh qui.
Trên non túc một hồi còi,
Thương con nhớ vợ, quan đòi phải đi.
Không đi thì sợ quan đòi.
Đi ra thì nhớ cá mòi nấu măng.

Món cá Bống kho tiêu của miền Nam :

Bậu ra bậu lấy ông câu.
Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu.
Kho tiêu, kho ớt, kho hành.
Kho ba lượng thịt để dành mà ăn. 

Ẩm thực  trong ca dao dân ca mang đạo lý giáo dục con người

Ăn cây nào rào cây nấy
Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ nguồn
Ăn có nơi làm có chỗ

Ẩm thực Bình Định qua ca dao tục ngữ

Bánh ít lá gai
Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi

     Nem chợ Huyện
Ai về Vinh Thạnh quê em
Ăn nem chợ Huyện, xem đêm hát tuồng
                                                                                                         Hay:
Ai về chợ Huyện ăn nem
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem tháp Chàm

Rượu & Nem
Rượu ngon Bầu Đá mê li
Gặp nem chợ Huyện bỏ đi sao đành.

     Chim mía Phú Phong
Ai về Kiên Mỹ, Phú Phong
Ăn con chim mía thỏa lòng ước ao
    
     Món Canh nước dừa
Bình Định có núi Vọng Phu
Có Đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh
Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa

     Gỏi cá Phù Cát 
Mình về qua cửa Đề Gi
Nghe mùi gỏi cá chân đi không đành
     
....
Văn hóa ẩm thực không những đi vào cuộc sống hằng ngày của con người mà còn đi vào trong chất liệu dân gian như ca giao tục ngữ  hay thi ca. Ẩm thực của con người Việt Nam cũng xuất phát từ tâm tư tình cảm và tấm lòng của con người.Cho tới tận bây giờ và sau này, ca dao, tục ngữ và văn hóa ẩm thực sẽ mãi mãi trường tồn trong lòng dân tộc Việt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét